Chúng ta đã bắt đầu nghe rất nhiều về các nền tảng mã thấp (low-code) và nền tảng không mã (no-code). Các nền tảng no-code sẽ giúp phát triển phần mềm dễ dàng như sử dụng Word, Excel hoặc PowerPoint để người dùng doanh nghiệp bình thường cũng có thể tự thiết kế phần mềm mà không cần thuê một đội kỹ sư, lập trình viên giàu kinh nghiệm. Khác với các nền tảng no-code, các nền tảng low-code vẫn yêu cầu kỹ năng viết mã bậc cao (mã script, macro hoặc mã nhúng embed code). Lợi ích của low-code ở chỗ có thể đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm bằng cách cho phép các nhà phát triển làm việc với các thành phần mã viết sẵn, điều mà kỹ thuật này không thể thực hiện ở tầng no-code. Vậy chính xác no-code, low-code là gì và tại sao các nền tảng không mã và mã thấp lại gây chú ý đến vậy?
"No-Code" Là Gì?
Nền tảng no-code cung cấp các công cụ để tạo Web và ứng dụng di động mà không cần viết code. Nói một cách dễ hiểu, bạn muốn xây dựng một ứng dụng (di động, Web, v.v.) nhưng bạn không biết cách viết code, bạn có thể sử dụng một nền tảng để xây dựng và tích hợp các thành phần riêng lẻ thành một khối liên thông theo một workflow nào đó. Thay vì xây dựng ứng dụng của bạn bằng cách viết code, bạn kéo và thả các khối (block) hoặc nhúng vào các trường động (custom field), các bộ lọc (data filter), các biểu mẫu (reporting template), biểu đồ (chart).. tương tự như tạo biểu đồ từ các dữ liệu bảng tính Excel vậy.
Các giải pháp no-code tương tự như các nền tảng blog phổ biến (Wordpress, Drupal, Odoo Web Builder...) hoặc các công ty thiết kế trang Web thương mại điện tử có các trang được tạo sẵn mà bạn có thể sử dụng để khởi chạy blog hoặc Website doanh nghiệp của mình chỉ trong vài phút.
Đó chính là tương lai trò chơi của Lego trong thiết kế phần mềm, hay triết lý DYI (Do-It-Yourself) của hãng nội thất nổi tiếng thế giới IKEA.
IKEA là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về đồ nội thất có nguồn gốc tại Thụy Điển. Doanh số của IKEA tăng trưởng mạnh ở nhiều nước. Nhiều người nghĩ IKEA thành công vì sản phẩm của họ đẹp, đa dạng và giá phải chăng. Đó là nhận xét chính xác, song không phải là yếu tố khiến IKEA khác biệt so với những doanh nghiệp nội thất khác. Công thức bí mật để thành công của IKEA chẳng giống ai – đó chính là DIY - Do It Yourself (“bắt khách hàng làm việc”). Có thể nhiều người nghĩ đây là ý tưởng điên rồ. Thực tế, khách hàng lại rất yêu thích sản phẩm dù công ty lại bắt họ phải tự lắp ráp và tạo nên hiệu ứng IKEA giúp thương này luôn là thương hiệu tỷ đô trong ngành nội thất.
"Low-Code" Là Gì?
Low-code là cách để các nhà phát triển ở mọi cấp độ kỹ năng thiết kế ứng dụng một cách nhanh chóng bằng cách kéo và thả các khối mã trực quan hiện có vào quy trình làm việc để tạo ứng dụng và sử tối thiểu việc viết mã thủ công. Xây dựng phần mềm với mã thấp cũng giống như xây dựng phần mềm theo bất kỳ cách nào khác, với sự khác biệt chính là các loại phím tắt được cung cấp. Thay vì viết mã thủ công, tìm hiểu framework mới hoặc tập trung vào việc kiểm thử về một dòng mã của ứng dụng, bạn tiến thẳng đến việc tạo ra thứ gì đó mới và có giá trị.
Thống kê lợi ích của nền tảng Low-Code. Ảnh: hashstudioz
Các nhà phát triển sẽ làm việc thông minh hơn và nhanh hơn với low-code vì họ không bị ảnh hưởng bởi việc coding lặp đi lặp lại hoặc công việc trùng lặp. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tạo ra 10% ứng dụng khiến nó trở nên khác biệt, sử dụng kinh nghiệm phát triển và kỹ năng của họ để kiến trúc tất cả và để công việc khó khăn cho công cụ hoặc nền tảng mã thấp.
Tuy nhiên, việc phát triển low-code thường yêu cầu một số mức độ chuyên môn về mã hóa kỹ thuật. Một cách dễ dàng để nhớ tất cả điều này: Từ “thấp” (low) không ngụ ý “không có gì” . Mã thấp vẫn liên quan đến một số nỗ lực của các nhà phát triển.
Lập Trình Drag/Drop - Trái Tim Của Low-Code, No-Code
Hẳn các bạn còn nhớ môn lập trình Scratch dành cho học sinh cấp tiểu học. Các bé đã được tiếp cập lập trình bằng cách kéo thả các khối trong môi trường trực quan của Scratch (tương tự môi trường Visual Studio trong .NET hay Visual Basic trước đây).
Các khối này có đặc điểm là có thể ghép với các khối khác để tạo nên một workflow hay một hoạt cảnh trong game, kỹ thuật này tương tự như trong xây dựng: Các bức tường được đổ bê tông sẵn từ nhà máy, chỉ việc cẩu các bức tường lên các tầng để ghép nối thành căn hộ hoàn chỉnh.